24-07-2018 9:00 AM | Y học 360
Suckhoedoisong.vn – “Loét miệng” là trong khoang miệng xuất hiện một hay nhiều vết loét, phồng rộp miệng lưỡi. Dân gian hay gọi nôm na là “nhiệt miệng”, vì bệnh luôn kèm theo nóng rát và đau.
Ảnh nhiệt miệng, loét miệng, phồng rộp miệng lưỡi, nóng trong người
Nguyên nhân gây loét miệng
Loét miệng khởi phát với cảm giác ngứa và bỏng rát ở niêm mạc trong má, hay ở bờ hoặc mặt dưới lưỡi, lợi, môi, sàn miệng, vòm khẩu cái…Sau đó hình thành một hay vài vết loét, nông hoặc sâu, ranh giới rõ rệt, niêm mạc chung quanh vết loét sưng tấy đỏ. Đau là triệu chứng điển hình và luôn có, nên thường gây khó chịu trong khi nói và nhai thức ăn, nhất là khi ăn những thức ăn cay, mặn.
Bệnh thường kéo dài trong vòng từ 7-10 ngày rồi tự khỏi, khi khỏi thường không để lại sẹo, nhưng rất hay tái phát, ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt, cũng như công việc.
Y học hiện tại vẫn chưa xác định được rõ, các nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh loét miệng. Tuy nhiên, có một số nhân tố được coi là nguyên nhân gây bệnh như:
– Tình trạng thiếu dinh dưỡng hoặc dinh dưỡng không đúng cách, dẫn đến tình trạng thiếu vitamin C, PP, B6, B12, kẽm…
– Do rối loạn nội tiết ở phụ nữ, khi hành kinh, mang thai, ở độ tuổi mãn kinh
– Nhiễm khuẩn hay virus khi niêm mạc miệng bị tổn thương do xương đâm, răng cắn vào
– Do các bệnh tiêu hóa, do di truyền, thần kinh căng thẳng, một số loại thuốc…
Phương pháp đẩy lùi chủ yếu là giảm đau, vì là triệu chứng khó chịu nhất. Ngoài ra, còn sử dụng một số loại nước súc miệng, thuốc mỡ bôi tại chỗ và một số thuốc tác dụng toàn thân.
Y học cổ truyền đẩy lùi hiệu quả như thế nào ?
– Bệnh loét miệng, trong Đông y gọi là “Khẩu sang”. Bệnh danh “Khẩu sang” xuất hiện đầu tiên trong Nội kinh, bộ sách lý luận kinh điển cổ nhất của Đông y học cách nay hơn 2.000 năm. Trong các y thư cổ đời sau, bệnh còn được đề cập với những tên khác, như “Khẩu dương”, “Khẩu phá”, “Khẩu cam”, “Khẩu vẫn sang”, “Nha sang”…
-Theo quan niệm của Đông y học, “Khẩu sang” tuy là dạng bệnh biến cục bộ (chỉ phát sinh trong khoang miệng), nhưng có liên quan tới hoạt động của các tạng, phủ trong cơ thể, nhất là 2 tạng tâm và tỳ:
Tâm tỳ tích nhiệt
“Tâm tỳ tích nhiệt” (nhiệt tích đọng tâm và tỳ) thường gây ra loét miệng, vì tâm thông với lưỡi (khai khiếu) và tỳ thông với miệng.
Biểu hiện (chứng trạng): trên niêm mạc miệng xuất hiện tương đối nhiều vết loét, kích thước khác nhau. Trên mặt vết loét có chất dịch phân tiết màu vàng nhạt, niêm mạc quanh vết loét sung huyết đỏ tươi, kèm theo nóng rát, đau nhức. Thường kèm theo cảm giác bồn chồn, mất ngủ, miệng hôi, khát nước, đại tiện táo bón, tiểu tiện vàng sẻn. Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng. Mạch sác (nhanh – trên 90 lần/phút).
Ảnh minh họa
Âm hư hỏa vượng
“Âm hư hỏa vượng” (âm dịch hư tổn, không đủ sức cân bằng, kiềm chế dương khí), khiến “hư hỏa” bốc lên trên, cũng thường hay gây ra loét miệng.
Biểu hiện: miệng đau rát, số vết loét tương đối ít, thường chỉ có 1-2 vết, nhưng dễ tái phát, hoặc vết này khỏi lại sinh vết khác, triền miên không dứt. Vết loét trắng nhợt, niêm mạc chung quanh vết loét chỉ hơi sưng, đỏ nhạt hoặc không đỏ. Chất lưỡi đỏ, khô; rêu lưỡi ít; Mạch tế sác (nhỏ, nhanh).
PQA Tam Hoàng Giải Độc được sản xuất ứng dụng từ bài “Tam Hoàng Giải Độc ” có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, giải độc theo cơ chế sau:– Hoàng Liên: Có tác dụng thanh nhiệt táo thấp, thanh tâm, trừ phiền, tả hỏa, giải độc. Đối tượng dùng:– Dùng cho người bị nhiệt miệng, miệng lưỡi phồng rộp, sưng đau, hôi miệng, chảy máu chân răng. – Người nóng trong, tâm phiền nhiệt, bồn chồn, bứt rứt khó chịu trong người, khó ngủ, ngủ hay mê. Mỗi đợt dùng đủ từ 1 -2 tháng. Nếu uống chưa đủ 1 -2 tháng mà đã hết nhiệt miệng thì vẫn nên dùng đủ 1 -2 tháng để thanh nhiệt, giải độc, không bị nhiệt miệng trở lại. Để phòng ngừa bệnh nhiệt miệng, cần chú ý uống nhiều nước vào mùa hè, tránh ăn nhiều đồ “nóng” như chè, cà phê, tỏi, ớt…, các loại quả ngọt như mít, vải, nhãn…, nên ăn nhiều rau và hoa quả. Chú ý giữ vệ sinh răng miệng tốt. Số GPQC: 2256/2015/XNQC-ATTP Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh |